Chi tiết sản phẩm

Được đánh giá là một kỳ quan của thực vật, cây bạc hà rất dễ chăm sóc và sở hữu mùi hương quyến rũ, dễ dàng mê hoặc bất kỳ ai. Điều tuyệt vời nhất về loại thảo mộc quen thuộc này không gì khác chính là tính hữu ích của nó, chẳng hạn như làm gia vị trong các món ăn thơm ngon, một loại trà tốt cho sức khỏe, xua đuổi côn trùng... Ngoài ra, nhờ vào đặc tính êm dịu và khả năng gây tê, bạc hà còn là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc cơ thể.

Bạc hà / Peppermint hay Bạc hà nam - Mentha arvensis L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài mọc ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông, thường phân nhánh. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6 cm, rộng 1,5-2,5 cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân có lông và có mùi thơm. Mùa hoa tháng 6-9.

Là loại cây cỏ cao từ 10 - 70 cm. Bộ phận sử dụng để chế biến là toàn cây bỏ rễ. Chặt ngắn khoảng 3 cm hay dùng lá được thu hái khi cây sắp ra hoa để phơi khô trong râm mát (âm can) cũng có thể sử dụng tươi.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Menthae, và phần cây trên mặt đất - Herba Menthae Arvensis, thường gọi là Bạc hà.

Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu, Á ôn đới. Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thân ngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất, cắt đoạn dài 15-30 cm. Cây ưa đất xốp, giàu mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm. Có thể trồng quanh năm. Thu hái khi cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô ở nhiệt độ 30-40 độ C cho đến khô, hoặc phơi trong râm. Khi đã cắt cây sát gốc, thì bón phân để cây phát triển lại và sống lâu.

Thành phần hoá học: Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.

Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Bạc hà kích thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm hầu, ho; 2. Giai đoạn đầu của bệnh sởi; 3. Chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; 4. Ngứa da. Mỗi lần dùng 2-6g phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống.

Cũng thường dùng thuốc hãm để kích thích tiêu hoá, chữa trướng bụng, đau bụng. Nước xông Bạc hà (có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác) rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Cũng dùng làm thuốc sát trùng và xoa bóp nơi sưng đau. Nước cất Bạc hà (sau khi gạn tinh dầu) đã bão hoà tinh dầu nên rất thơm (hoặc 1-2ml tinh dầu trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội) dùng để pha thuốc súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng. Có thể uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp tiêu hoá. Ðau bụng, ỉa chảy, uống mỗi lần 4-6 thìa cà phê vào lúc đau. Còn dùng dưới dạng cồn Bạc hà (lá Bạc hà 50g, tinh dầu Bạc hà 50g, rượu vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước chín uống.

Phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì nó giảm sự tiết sữa. 

CÔNG DỤNG:

1. Thu hút côn trùng có lợi: Trồng bạc hà sẽ thu hút và giữ chân nhiều loại côn trùng có lợi xung quanh sân vườn nhà bạn như ong,... Bạc hà giàu mật hoa và phấn hoa, những cụm hoa nhỏ luôn là nguồn thức ăn tuyệt vời cho chúng.

2. Xua đuổi côn trùng có hại: Trong khi thu hút côn trùng có lợi, bạc hà cũng xua đuổi côn trùng có hại. Đẩy lùi kiến và ruồi bằng cách trồng bạc hà ngay bên ngoài cửa nhà, hoặc phun tinh dầu bạc hà pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/10 đều khắp cửa ra vào và cửa sổ.

3. Diệt sạch bọ chét trên động vật: Bạn có thể giải cứu thú cưng khỏi cảm giác khó chịu do bị bọ chét bám trên người với công thức thuốc tự chế tại nhà như sau: Cho 2 bó bạc hà tươi, 1 bó ngải cứu tươi và 1 bó cỏ xạ hương tươi vào cối, giã dập. Sau đó, nhét chúng vào một chiếc túi vải hoặc gói trong một chiếc khăn, để gần chỗ ngủ của vật nuôi là được.

4. Khử mùi hôi trong nhà: Giữ cho ngôi nhà của bạn luôn có mùi thơm tươi mát, dễ chịu bằng cách nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào chất tẩy rửa không mùi yêu thích của bạn. Hãy thử giải pháp làm sạch sàn nhà đơn giản này, tốt cho sàn gỗ, sàn bê-tông hoặc sàn lát gạch men: Pha loãng một cốc giấm ăn với 1 lít nước, thêm 3 - 5 giọt tinh dầu bạc hà.

5. Khử mùi hôi miệng: Bạn không cần phải phụ thuộc vào kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để khử mùi hôi miệng thêm nữa. Một vài nhánh bạc hà tươi sẽ giúp bạn thoải khỏi hơi thở có mùi nhanh chóng. Chỉ cần nhai trực tiếp chúng trong miệng sau khi ăn hoặc cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi.

6. Giảm đau dạ dày: Trà bạc hà là một cách hoàn hảo để giảm bớt cơn đau dạ dày. Bạc hà giúp làm dịu đường tiêu hóa và giảm bớt chứng khó tiêu, đầy khí đường ruột và đau bụng.

7. Chữa nấc: Thử pha chế loại đồ uống này để làm dịu những kích thích cơ hoành dẫn đến chứng nấc khó chịu: Đổ nước ấm đầy cốc, thêm 1 thìa nước cốt chanh tươi, một chút muối hạt và vài lá bạc hà.

8. Làm sạch đường hô hấp: Xông hơi hương bạc hà có thể giúp làm sạch xoang mũi bị tắc và chống nhiễm trùng. Đun sôi một nồi nước, tắt bếp, nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà và hít hà hơi nước bốc lên một cách trực tiếp.

9. Giảm cảm giác buồn nôn: Tinh dầu bạc hà có thể điều chỉnh tâm trạng của bạn và làm giảm cảm giác buồn nôn. Nhỏ 3 - 4 giọt tinh dầu vào khăn tay và hít vào.


Sản phẩm tương tự

5823981812076618784

Reviews